trung-bay-hang-hoa

CHIẾN THUẬT TRƯNG BÀY HÀNG HÓA TRÊN KÊNH GT VÀ KÊNH MT

Trưng bày hàng hóa không chỉ đơn giản là sắp xếp sản phẩm, trang hoàng kệ hàng mà đây còn là con đường giúp doanh nghiệp cung cấp trực tiếp thông tin về sản phẩm và kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng hiệu quả nhất. 

Bài viết dưới đây bonbon shop sẽ “mách nhỏ” doanh nghiệp phân phối những “bí kíp” trưng bày hàng hóa một cách hợp lý và tiết kiệm ngân sách cho hai kênh bán hàng GT và MT. 

Kênh GT và Kênh MT là gì?

Về cơ bản, kênh GT và kênh MT là một dạng kênh phân phối trung gian giúp nhà sản xuất tiếp cận và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối. 

Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp với mô hình kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và đem lại doanh thu tốt hơn. Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp sẽ tập trung vào 2 kênh phân phối đang sử dụng rộng rãi, đó là GT và MT. 

trung-bay-hang-hoaKênh GT là gì?

Kênh GT hay General Trade, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những kênh phân phối có đặc điểm phân phối truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa, các khu chợ nhỏ ở địa phương,… 

Về cơ bản, kênh phân phối truyền thống là hình thức phân phối theo cấp bậc, dòng chảy phân phối sản phẩm sẽ đi từ các cấp bậc cao nhất như nhà sản xuất, nhà phân phối, sau đó đến các đại lý bán sỉ, nhà bán lẻ, chợ, các cửa hàng tạp hóa và cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

trung-bay-hang-hoaKênh MT là gì?

Khác với kênh GT, kênh MT hay Modern Trade được dùng để nói về những kênh phân phối hàng hóa hiện đại như trung tâm thương mại, các siêu thị lớn, chuỗi siêu thị mini, các cửa hàng tiện lợi,… 

trung-bay-hang-hoa

Đặc điểm nổi bật của kênh MT đó là những địa điểm phân phối sẽ sử dụng những mô hình quản lý và vận hành chuyên nghiệp, đem đến trải nghiệm tốt và tiện lợi cho các doanh nghiệp tham gia mô hình này.

Trưng bày hàng hóa là gì?

Trưng bày hàng hóa hay Merchandise Displays là một dạng hình thức bố trí, sắp xếp, trang hàng sản phẩm trên kệ hàng, hoặc cửa hàng dùng để thu hút, hấp dẫn, lôi kéo người tiêu dùng mua hàng. 

Về cơ bản kỹ thuật trưng bày sản phẩm đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản như AVA, 5 giác quan, quy tắc tay phải,… và tất cả những nguyên tắc trên đều ướng tới mục tiêu chung là tăng lượng sản phẩm được bán ra. 

Sự khác biệt trong trưng bày hàng hóa giữa kênh GT và MT

Mặc dù không nổi bật như “sân lớn” MT, nhưng kênh GT được đánh giá là kênh phân phối quyết định 80% doanh thu của nhãn hàng. Vậy, làm sao để doanh nghiệp phân phối có thể trưng bày hàng hóa một cách hợp lý và tiết kiệm ngân sách nhất?

Hãy cùng bonbon shop tìm hiểu chi tiết thông qua những “mách nhỏ” dưới đây:

Trưng bày hàng hóa trên kênh GT 

Một trong số những đặc điểm nổi bật của kênh bán hàng truyền thống đó là phong cách trưng bày bên ngoài cửa tiệm, với một không gian mở rộng. Chẳng hạn như: quầy rau, quầy thịt, các khu vực bánh kẹo trong tiệm tạp hóa,… 

trung-bay-hang-hoa

Cùng với phong cách “lấy sản phẩm mình cần, đi thanh toán” và tâm lý hạn chế bước vào tiệm của người tiêu dùng nên vị trí bên ngoài cửa hàng được các Trade Marketer xem như là khu vực “đắc địa” dễ tạo ấn tượng với người tiêu dùng nhất.

Ngoài phương pháp trưng bày ngoài cửa tiệm, đôi khi các nhân viên bán hàng sẽ thuyết phục chủ tiệm trưng bày sản phẩm quanh khu vực quầy tính tiền hoặc tập trung đầu tư vào chủ cửa hàng để họ trở thành người giới thiệu sản phẩm (giống như một Broker). Tuy nhiên, mức độ cam kết thực hiện đúng chương trình của các chủ cửa hàng thường không cao. 

Trưng bày hàng hóa trên kênh MT 

Điểm khác biệt giữa kênh bán hàng truyền thống và kênh bán hàng hiện đại đó chính là yếu tố có thể tự do “tham quan cửa hàng” của người dùng.

Không như ở các tiệm tạp hóa, khách hàng khi đi mua sắm ở siêu thị thường có xu hướng trải nghiệm mua sắm lâu hơn, thường sẽ kéo dài 45 phút cho 1 lần mua sắm. Do đó, yếu tố trưng bày hàng hóa ở kênh MT cũng cần suy xét theo nhiều yếu tố như diện tích cửa hàng,vị trí trưng bày, tầm với của khách hàng,…

trung-bay-hang-hoa

Với yếu tố diện tích: Ví dụ sản phẩm đang chiếm 20% thị phần thì ở trên kệ chính của siêu thị, sản phẩm phải có được 20% diện tích kệ. Đây được coi là 1 yếu tố để Trade Marketer đàm phán với quản lý siêu thị. 

Bên cạnh yếu tố diện tích, vị trí của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Tùy thuộc vào dạng sản phẩm mà doanh nghiệp nên lựa chọn vị trí trưng bày sao cho phù hợp với tầm với, tầm mắt, tầm tay, tầm khom. 

Hầu hết khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm thuộc vị trí tầm tay hoặc tầm mắt và những vị trí trên cùng hoặc dưới thấp sẽ thường dễ bị bỏ qua bởi khả năng ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của người dùng. 

Chẳng hạn: Việc ngồi khom để lựa chọn sản phẩm sẽ dễ làm cho chân bị tê và điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình mua sắm thoải mái của người dùng.

Ngoài ra, việc đặt vị trí tầm mắt cũng giúp sản phẩm đạt đủ 3s thu hút khách hàng trong khoảnh khắc đầu tiên và thường, các Trade Marketer sẽ sử dụng đa dạng công cụ hỗ trợ như dải màu sắc hoặc đèn chiếu sáng để gia tăng độ nhận diện sản phẩm. 

Khó khăn của việc trưng bày hàng hóa

Mặc dù trưng bày hàng hóa là con đường chinh phục khách hàng tại điểm bán hiệu quả nhất, tuy nhiên, trong quá trình trưng bày hàng hóa, doanh nghiệp thường gặp không ít khó khăn sau:

  1. Không theo dõi được tình trạng thực tế quầy kệ tại khu vực trưng, đôi khi sản phẩm có thể sắp xếp lộn xộn và bị chủ cửa hàng để nhãn hàng khác che mất.
  2. Nhân viên không gửi hình ảnh trưng bày hoặc chỉ báo cáo qua các ứng dụng tin nhắn không chuyên, không đảm bảo dữ liệu khách quan
  3. Tốn nhân lực, chi phí thuê riêng một đội ngũ audit để kiểm tra, xác thực tình trạng trưng bày sản phẩm

bonbon shop – Phần mềm hỗ trợ giải pháp giám sát trưng bày hàng hóa

Phần mềm bonbon shop sở hữu tính năng giám sát toàn diện trưng bày hàng hóa cho doanh nghiệp với công nghệ AI tiên tiến, giúp quá trình giám sát của doanh nghiệp được đảm bảo và đúng tiến độ báo cáo.

Quý doanh nghiệp có mong muốn xây dựng chương trình giám sát trưng bày hay tối ưu hệ thống kênh phân phối, ĐĂNG KÝ NGAY để nhận tư vấn hoặc tham khảo thêm nhiều tính năng khác của bonbon shop TẠI ĐÂY.

Back To Top