THIẾT KẾ MINIGAMES – CHIẾN LƯỢC TRADE MARKETING GIA TĂNG ĐỘ THIỆN CẢM CHO DOANH NGHIỆP
Để có thể “câu” được lượng tương tác khủng và quảng bá thương hiệu rộng rãi, doanh nghiệp thường sẽ thiết kế Minigame, để gia tăng thêm sự sinh động cho các chương trình Trade Marketing. Vậy làm sao để vận dụng kiểu tiếp thị này một cách hữu hiệu?
Minigames là gì?
Minigame là cụm từ được kết hợp giữa mini và game, thuật ngữ này được hiểu là trò chơi nhỏ. Đây là hoạt động được nhiều doanh nghiệp áp dụng với mục tiêu tăng tương tác của khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu và “kéo” tương tác với người tham gia.
Một số hình thức Minigame phổ biến hiện nay có thể kể đến như bốc thăm trúng thưởng, vòng quay may mắn, giải đố,… Đôi khi, doanh nghiệp còn có thể sáng tạo thêm nhiều Minigame nhằm mang đậm dấu ấn riêng để mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất.
Tiêu chuẩn để thiết kế một Minigames thành công cho doanh nghiệp bán lẻ
Việc lên kế hoạch là yếu tố cần thiết để thiết lập một Minigame thành công dù quy mô tổ chức lớn hay nhỏ. Đối với những trò chơi được thiết kế trên một nền tảng nhằm tạo hiệu quả cho chương trình Trade Marketing, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Xác định mục đích và đối tượng mục tiêu của Minigame
Trước khi thiết kế Minigame, doanh nghiệp sẽ cần xác định mục tiêu của trò chơi, đó là tăng tương tác, tăng độ nhận diện thương hiệu hay tập trung vào bán hàng. Việc xác định rõ mục tiêu của Minigame sẽ giúp quá trình thiết kế luật chơi được cụ thể.
Song song với việc xác định mục tiêu, doanh nghiệp cũng sẽ cần làm rõ tệp khách hàng muốn hướng đến, đó có thể là: nhóm đối tượng nhà bán lẻ, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng,… Tùy thuộc vào từng đối tượng mà việc thiết kế Minigame sẽ khác nhau bởi những người nhà bán lẻ sẽ thích các voucher nhập hàng còn người tiêu dùng thì thích những món đồ tặng kèm sản phẩm như mẫu thử.
Bước 2: Hình thành ý tưởng và hình thức thiết kế Minigame
Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp sẽ cần lựa chọn hình thức thiết kế Minigame bao gồm những nội dung sau đây:
Thể lệ tham gia Minigame là gì?
Luật chơi của Minigame là gì? Nó có dễ hiểu với đối tượng khách hàng hay không?
Thời gian diễn ra trò chơi là bao lâu? Có quá dài hay quá ngắn để khách hàng có thể nhận được thông tin chương trình hay không?
Giải thưởng cho trò chơi là gì? Có đúng với nhu cầu và tạo được sự thu hút với người chơi hay không?
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thiết kế Minigame với luật chơi đơn giản và phù hợp với số đông nhằm tiếp cận với nhiều đối tượng tham gia.
Bước 3: Truyền thông, quảng bá Minigame
Để Minigame được nhiều đối tượng biết đến và tham gia thì doanh nghiệp sẽ cần một kế hoạch chạy quảng cáo cụ thể, và đăng bài vào các hội nhóm để kéo thêm người tham gia Minigame.
Bước 4: Xác nhận và công bố kết quả
Ở giai đoạn cuối cùng, doanh nghiệp sẽ cần công bố kết quả của Minigame công khai và minh bạch. Tùy thuộc vào hình thức Minigame mà quá trình công bố sẽ khác nhau, với các Minigame như trao quà, giải đố, doanh nghiệp thường sẽ đăng tải một post thông báo kết quả, với hình thức Minigame Online trên nền tảng, người tham gia sẽ nhận được phần thưởng ngay sau khi đã chơi trò chơi.
Những vấn đề của Minigame hiện tại
Theo thống kê của BuzzSumo, hiệu ứng của một quiz Minigame có thể mang về khoảng 1900 lượt share cho thương hiệu và cao gấp nhiều lần dạng bài Infographic. Tuy nhiên, hình thức tiếp thị này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như:
Gian lận
Gian lận là một trong những yếu tố rất khó để doanh nghiệp quản lý bởi sự biến tướng của hình thức này rất khác nhau, đó có thể là người chơi sử dụng nick clone liên tiếp spam câu trả lời để gia tăng tỷ lệ nhận quà. Thông thường, doanh nghiệp sẽ sàng lọc câu trả lời từ nick clone và tiến hành banned để hạn chế tình trạng cheat như trên.
Phần thưởng thiếu minh bạch
Khi tổ chức Minigame theo cách truyền thống, không ít trường hợp các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó xử bởi nội bộ nhân viên lách luật và trao thưởng cho “người thân”, nếu không được kiểm tra chặt chẽ quy trình trao thưởng, doanh nghiệp có thể sẽ bị mất uy tín với người tiêu dùng.
Khó nắm bắt thời gian tổ chức
Tùy thuộc và dạng Minigame mà thời gian chờ tổng kết và trao thưởng sẽ khác nhau nhưng thường sẽ kéo dài khoảng 2-3 tháng. Đôi khi trong quá trình diễn ra Minigame có thể sẽ bị hoãn lại bởi nhiều yếu tố như kỹ thuật, KPI,… Điều này đôi khi làm cho người tham gia chán nản và mất kiên nhẫn.
Giao diện, hình ảnh game không thu hút
Giao diện, hình ảnh đóng vai trò là một trong số những yếu tố quyết định Minigame có thành công hay không. Việc thiết kế Minigame với giao diện không thu hút, thiếu tính trực quan sẽ khó lôi kéo được người chơi như kỳ vọng.
Xu hướng thiết kế Minigame online trên nền tảng
Nhằm gia tăng thêm tính sinh động cho Minigame và quản lý được những yếu tố như gian lận, luật chơi và thời gian không rõ ràng, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã lựa chọn thiết kế Minigame trên nền tảng ứng dụng để hạn chế các vấn đề trên.
Đến với nền tảng bonbon shop, doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết kế Minigame, từ luật chơi, điều kiện tham gia cho đến thiết lập phần quà nhận thưởng (đó có thể là voucher hoặc mẫu sample),…
Các Minigames được thiết kế trên nền tảng bonbon shop đều sẽ được đồng bộ cho toàn hệ thống nhằm minh bạch phần thưởng, thời gian và hạn chế tình trạng gian lận từ người tham gia. Bên cạnh đó, người chơi còn có thể theo dõi hoặc đăng ký tham gia các Minigame rất dễ dàng bởi hệ thống sẽ cập nhật liên tục mỗi ngày.
Minigame trên bonbon shop còn có thể lồng ghép với chương trình Trade Marketing
Ngoài những ưu điểm được nêu ở trên, nền tảng bonbon shop, doanh nghiệp không chỉ thiết kế Minigame mà còn có thể lồng ghép với những chương trình Trade Marketing giúp doanh nghiệp:
Duy trì sự tương tác và gia tăng độ thiện cảm của nhà bán lẻ với doanh nghiệp
Nhờ có hệ thống tư vấn trực tuyến, nhà bán lẻ có thể dễ dàng trò chuyện, tương tác với nhà sản xuất 24/7. Từ đây, gia tăng thiện cảm và sự tương tác giữa các thành viên trong kênh phân phối.
Đo lường được mức độ phản hồi của nhà bán lẻ thông qua dữ liệu tích điểm – đổi thưởng
Trên nền tảng bonbon shop, sẽ thu nhập dữ liệu lịch sử thưởng của người chơi, từ đó, doanh nghiệp có thể sàng lọc, phân tích kết quả để tìm ra được nhà bán lẻ có tiềm năng trở thành đại lý.
Kích thích nhu cầu mua sắm của nhà bán lẻ
Với hệ thống phần thưởng voucher “nhập hàng” hấp dẫn, doanh nghiệp có thể kích thích nhu cầu mua sắm của nhà bán lẻ theo tiêu chí “chơi Minigame càng nhiều – ưu đãi chiết khấu càng nhiều”, nhập hàng càng tiết kiệm chi phí.
Những dạng Minigames được thiết kế phổ biến trên bonbon shop như: Rung cây có thưởng, Bốc thăm trúng thưởng, trò chơi Kim Cương,… tạo sự đa dạng cho nhà bán lẻ có thể tham gia chương trình tiếp thị thương mại để chủ động gia tăng thu nhập.
Quý doanh nghiệp có mong muốn thiết kế Minigame và tối ưu hệ thống kênh phân phối, ĐĂNG KÝ NGAY để nhận tư vấn hoặc tham khảo thêm nhiều tính năng khác của bonbon shop TẠI ĐÂY.